Trong khi SEO là công việc tốn khá nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp, đo lường hiệu quả có được từ SEO cũng không kém phần quan trọng.
Khi nói đến việc đo lường hiệu quả của các hoạt động SEO, ngoài các chỉ số căn bản mà những người làm trong ngành SEO hay đề cập đến như thứ hạng từ khoá, tổng số lượt truy cập vào website hoặc ứng dụng (Traffic) hay tỷ lệ nhấp chuột (CTR), còn một số chỉ số quan trọng khác nhưng ít được nhắc tới.
Theo đó, 4 chỉ số căn bản nhất để đo lường hiệu quả của bất cứ hoạt động SEO nào là:
- Traffic – Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
- Ranking – Xếp hạng của nội dung hay từ khoá.
- Conversions – Các chuyển đổi có được từ tìm kiếm tự nhiên (SEO).
- Backlink – Các liên kết mà website có được.
1. Traffic là chỉ số đầu tiên cần xem xét khi nói đến việc đo lường hiệu quả SEO.
Đo lường lưu lượng truy cập mà website có được từ SEO là công việc hết sức căn bản – tuy nhiên, thực hiện nó như thế nào thì bạn cũng cần một chút nhỏ kỹ thuật.
Trước tiên, hãy sử dụng Search Console của Google để chia lưu lượng truy cập thành nhóm thương hiệu (Brand) và không có thương hiệu (Non-Brand).
Lý do đơn giản cho hành động này là vì lưu lượng truy cập có thương hiệu (Brand Traffic) nói chung không phải là hiệu quả chính của SEO.
Thay vào đó, nó bị ảnh hưởng nhiều bởi các chiến dịch Marketing và thương hiệu (có trả phí) của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như quảng cáo, PR, v.v.
Tóm lại, tìm kiếm có thương hiệu là kết quả của các hoạt động Marketing tổng thể.
Tiếp theo, tìm kiếm không liên quan đến thương hiệu (Non-brand Traffic) chính là nơi người làm SEO thể hiện năng lực của họ, đặc biệt là khi bạn có thể xác định được các từ khóa ở các giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình của khách hàng và ưu tiên chúng.
Các từ khóa giáo dục hay thông tin (Informational Keyword) chẳng hạn như “iphone” thường xuất hiện ở các phần đầu của phễu bán hàng và từ khóa giao dịch hay từ khoá thương mại (Commercial Keyword) sẽ nằm ở cuối của phễu.
2. Xếp hạng (Ranking).
Việc chỉ dựa vào thứ hạng hiện tại của các từ khoá có thể khiến bạn không đo lường hay đánh giá đúng hiệu quả của SEO.
Thay vào đó, hãy có thể xem xét đến các yếu tố sau:
- Xếp hạng từ khóa mục tiêu của bạn theo thời gian (tháng, quý, năm).
- Các trang riêng lẻ (single page) được xếp hạng như thế nào?
- Bạn có đang đạt được các cột mốc tăng trưởng không?
- Xu hướng thay đổi đang diễn ra là gì?
Đánh giá thứ hạng của từ khoá hay trang theo thời gian sẽ cho bạn thấy sự cải thiện hiệu suất qua các mốc thời gian hay biến động khác nhau.
Thay vì xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một từ khóa vốn cung cấp ít thông tin cụ thể và khả năng hành động, hãy xem xét đến các trang riêng lẻ từ Google Search Console.
Điều này cho phép bạn tách biệt các thuộc tính cụ thể nào đang ảnh hưởng đến việc xếp hạng cho một từ khóa cụ thể.
Về vấn đề lộ trình hay các cột mốc tăng trưởng, không phải tất cả các thay đổi xếp hạng đều có giá trị như nhau.
Ví dụ, bạn có thể tăng 20 thứ hạng từ 40 lên 20, tuy nhiên sự thay đổi này rõ ràng là ít có giá trị hơn so với việc bạn chỉ tăng 10 thứ hạng nhưng là từ 20 lên 10 (Top 10).
Cuối cùng, hãy tìm hiểu sâu hơn để xem số lần hiển thị và nhấp chuột thực tế (CTR) mà bất kỳ thay đổi xếp hạng nào đang tạo ra.
3. Chuyển đổi (Conversions) là chỉ số tiếp theo bạn cần đánh giá khi đo lường hiệu quả SEO.
Như đã phân tích ở trên, nếu bạn chỉ dừng lại ở việc đo lường thứ hạng từ khoá hay thậm chí là lưu lượng truy cập, những chỉ số này chỉ có ý nghĩa về mặt danh nghĩa về SEO, thực tế là nó sẽ không mang lại bất cứ giá trị nào cho doanh nghiệp nếu những lượt truy cập đó không mang lại chuyển đổi.
Cũng vì điều này, có không ít các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO (SEO Agency) cố tình sử dụng các thủ thuật gian lận SEO (phần mềm) để có được thứ hạng tốt và gửi báo cáo “số đẹp” cho khách hàng (là doanh nghiệp cần làm SEO) của họ trong khi những chỉ số đó dường như là vô giá trị.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp, khái niệm “chuyển đổi” có thể được định nghĩa theo những cách khác nhau chẳng hạn như khách hàng tiềm năng (Lead), số lượt tải xuống (một thứ gì đó) hay doanh số bán hàng (Sales).
Bạn có thể dễ dàng đo lường tỷ lệ chuyển đổi này từ Google Analytics.
4. Backlink (Liên kết).
Trong SEO, backlink vẫn là một chỉ số đo lường quan trọng. Chúng vẫn là một yếu tố xếp hạng và có thể giúp đo lường tác động của SEO cũng như nội dung (Content).
Trong khi mục tiêu cuối cùng của SEO là thúc đẩy những lưu lượng truy cập và chuyển đổi có ý nghĩa. Tập trung phân tích các chỉ số có tác động trực tiếp cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về các kết quả cuối cùng có được.
Khi nói đến backlink, số lượng backlink trong nhiều trường hợp là không quan trọng bằng chất lượng của các backlink đó, tức nó đến từ các website như thế nào.
Các công cụ SEO như Semrush hay Ahrefs sẽ giúp bạn đơn giản hoá việc đo lường này.
Chứng minh giá trị hay hiệu quả của SEO bằng những cách thức đo lường thông minh.
Thông qua các phân tích ở trên của chúng tôi, hy vọng bạn có thể vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn nhiều về những giá trị mà bạn có được từ SEO.
Bằng cách tập trung trực tiếp vào các chỉ số nhiều ý nghĩa thực tế cho doanh nghiệp, bạn có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp của mình.