3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua

3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua

SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là giải pháp hiệu quả nhất trong tiếp thị kỹ thuật số. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách thực hiện tối ưu hóa để ra kết quả tốt nhất. Chúng tôi sẽ mách bạn bí quyết làm SEO chuẩn cũng như liệt kê 3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua!

Vì sao các doanh nghiệp cần làm SEO Website?

SEO thường là phần phức tạp nhất của tiếp thị kỹ thuật số để tiếp thị doanh nghiệp của bạn đến với khách hàng và thực hiện chuyển đổi hành vi của người dùng. Cho dù bạn là một doanh nghiệp mới đang lên kế hoạch khởi chạy một trang web hay bạn đang cố gắng giữ vị trí Top Website của mình trên công cụ tìm kiếm, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu những điều cơ bản về SEO trước khi bắt đầu thực hiện. 

Chỉ khi thực hiện SEO, website của bạn mới dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu, tiềm năng thông qua việc dẫn đầu thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là Google. Khi đứng ở trang đầu công cụ tìm kiếm, bạn sẽ là doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến, và từ đó các sản phẩm của bạn sẽ được tiếp cận nhanh đến người dùng hơn là các doanh nghiệp không thực hiện SEO.

Dẫn chứng từ cuộc khảo sát: “Theo thống kê của Google Consumer Barometer (2017), tại Việt Nam Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, chiếm 93,3% người dùng sử dụng internet với 3,9 tỉ lượt truy cập mỗi tháng. Khi cần giải đáp thông tin, mặc định mọi người nghĩ ngay đến Google.”

5 Lợi ích bất ngờ của SEO đem lại cho doanh nghiệp

5 Lợi ích bất ngờ của SEO đem lại cho doanh nghiệp
5 Lợi ích bất ngờ của SEO đem lại cho doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp bạn đầu tư sớm vào SEO, thương hiệu của bạn sẽ nhanh chóng được tiếp thị, tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn. Từ đó, thông qua các công cụ, giúp chuyển đổi hành vi khách hàng ra quyết định mua sản phẩm của bạn nhanh hơn. Dưới đây là 5 lợi ích không thể ngờ mà SEO đem lại cho doanh nghiệp bạn:

1. Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào trước khi mua, trên 90% sẽ tham khảo thông tin trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến (phần lớn là Google). Nếu doanh nghiệp bạn dẫn đầu trong việc thực hiện SEO tốt, website của bạn sẽ được Google ưu tiên thứ hạng. Từ đó, khả năng khách hàng nhấp vào link trang web bạn sẽ cao hơn.

Ví dụ: “Khi bạn gõ từ khóa sản phẩm bất kỳ, website chạy SEO chuẩn sẽ được hiển thị ngay ở vị trí đầu tiên trên trang 1 của Google. Loại trừ trang web đang chạy quảng cáo thì được ưu tiên hiển thị đầu tiên. Còn nếu không, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn không thể có cơ hội hiển thị ở trang đầu của thanh công cụ tìm kiếm.”  

2. Tiết kiệm tối đa chi phí marketing

Khi thực hiện SEO, các doanh nghiệp sẽ giảm được khoảng chi phí bỏ ra không hề nhỏ. Vì SEO cố gắng xây dựng lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến trang web của bạn. Lưu lượng truy cập không phải trả tiền thông qua các liên kết trên kết quả tìm kiếm từ các bài viết được Google đánh giá tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần bỏ ra khoảng chi phí (tùy vào tệp khách hàng hướng đến của mỗi doanh nghiệp) để chạy SEO đúng và chuẩn mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.

3. Đưa bộ từ khóa của doanh nghiệp lên top Google

Khi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn tìm kiếm những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khi đó, các đường link dẫn về website của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng tốt bộ từ khóa để giữ vị trí đầu trên top Google.

Việc đứng top, vị trí đứng top các từ khóa nhờ SEO được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả KPIs các chiến dịch SEO. Khi bạn vận hành doanh nghiệp, việc đo lường và kiểm soát hoạt động thông qua các chỉ số là rất quan trọng. Chỉ số có tính định lượng càng cao, càng chi tiết càng dễ cho việc quản lý. Từ đó mới thúc đẩy được sự phát triển và tăng trưởng của bộ từ khóa và giúp website doanh nghiệp bạn đứng ở vị trí Top.

4. Tăng độ phủ thương hiệu thông qua Digital

Trong quá trình làm SEO, bạn sẽ cập nhật được các kiến thức về Content Marketing, bí quyết thu hút traffic (lưu lượng truy cập), cách xây dựng website hiệu quả, … Từ đó, thương hiệu của doanh nghiệp bạn sẽ phủ sóng trên nhiều bộ từ khóa (nghĩa là khi khách hàng tìm kiếm những thông tin liên quan đều xuất hiện thương hiệu bạn trên các công cụ tìm kiếm).

5. Thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn

Tất nhiên rồi, khi thực hiện tốt SEO, doanh nghiệp của bạn sẽ có cơ hội gia tăng doanh thu nhờ việc chuyển đổi hành vi tìm kiếm của khách hàng sang hành vi mua hàng. Từ đó, các sản phẩm của bạn sẽ được bán nhanh hơn. Tuy nhiên, điều tiên quyết để duy trì doanh thu tốt đó là sản phẩm của bạn phải chất lượng thật, đem lại giá trị thật cho người dùng và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.

5 vấn đề cần lưu ý nếu doanh nghiệp muốn làm SEO thành công

5 vấn đề cần lưu ý nếu doanh nghiệp muốn làm SEO thành công
5 vấn đề cần lưu ý nếu doanh nghiệp muốn làm SEO thành công

Để thực hiện SEO thành công, giúp website của doanh nghiệp bạn tăng và giữ thứ hạng tốt trên Google hay trên các nền tảng tìm kiếm khác, các doanh nghiệp nhất định phải lưu ý 5 vấn đề sau đây:

1. Kiểm tra Website trước khi thực hiện SEO

Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu công ty của bạn đã có một trang web, bạn cần phải tìm hiểu xem tình trạng trang web của công ty bạn hiện như thế nào. Có nhiều công cụ miễn phí có sẵn để kiểm tra các khía cạnh khác nhau cho trang web của bạn.

Phần quan trọng nhất ở đây là đảm bảo rằng, Google Analytics và Google Search Console của bạn đã được thiết lập và chúng đang tích cực báo cáo về dữ liệu từ trang web của bạn. Google Analytics cung cấp thông tin phong phú về nhân khẩu học, hành vi, sở thích, … của người dùng. 

Google Search Console sẽ hiển thị các truy vấn tìm kiếm phổ biến đang dẫn người dùng đến trang web của bạn và nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải quyết, Google sẽ thu thập các vấn đề để bạn dễ dàng điều chỉnh.

2. Tiến hành nghiên cứu từ khóa

Google thu thập dữ liệu hàng nghìn trang web mỗi ngày và hàng nghìn tỷ trang mỗi năm, thu thập thông tin và sắp xếp thông tin để người dùng có thể tìm thấy các trang web phù hợp nhất liên quan đến các truy vấn tìm kiếm của họ. Vì vậy, làm thế nào để trang web của bạn có mặt trên trang đầu tiên so với các đối thủ cạnh tranh?

Từ khóa cung cấp cho Google cái nhìn sâu sắc về chủ đề của các trang. Nếu truy vấn tìm kiếm có liên quan đến một blog mà bạn đã viết cho doanh nghiệp của mình và Google đã thu thập thông tin đó, thì bạn có cơ hội cao hơn để hiển thị trong một tìm kiếm.

Để website doanh nghiệp bạn lên top không chỉ cần có các từ khóa có liên quan trong đó mà điều quan trọng là tất cả các tiêu đề trang, mô tả (meta), tiêu đề phụ, đoạn trích nổi bật và mô tả văn bản thay thế trên hình ảnh cũng phải có những từ khóa này.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm Semrush, Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa. Đây là hai công cụ được đánh giá rất cao trên toàn thế giới với chi phí hợp lý hoặc sử dụng miễn phí.

3. Kiểm tra và xây dựng các liên kết

Liên kết ngược hoạt động cực kỳ hiệu quả để cải thiện thứ hạng của bạn trên Google. Để tăng thứ hạng doanh nghiệp cho các tìm kiếm “gần tôi”, bạn sẽ cần có được các liên kết ngược có liên quan và quan trọng hơn là các liên kết ngược trên các trang web có liên quan đến nơi bạn muốn doanh nghiệp của mình hiển thị.

Bước đầu tiên cho việc này có thể là nghiên cứu các trang web có liên quan và các đối thủ cạnh tranh để tìm ra những ai đang nhắm mục tiêu đến các liên kết ngược. SEMrush cung cấp các báo cáo toàn diện để theo dõi liên kết ngược của đối thủ cạnh tranh, kiểm tra liên kết ngược cho các trang web đã liên kết với trang web của bạn bằng văn bản liên kết.

Liên kết nội bộ cũng rất quan trọng để xếp hạng. Google sẽ không ưu tiên trang web của bạn nếu nó không hiểu đầy đủ về hệ thống phân cấp của các trang của bạn. Các liên kết nội bộ kết nối nội dung của bạn theo cách có tổ chức và Google có thể hiểu cấu trúc trang web của bạn. Điều tuyệt vời về khía cạnh liên kết này là nó hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và bạn có quyền hướng dẫn người dùng thông qua quá trình chuyển đổi mà bạn đang hướng tới.

4. Triển khai gói nội dung theo bộ từ khóa

Nội dung là chìa khóa để SEO thành công. Xây dựng nền tảng nội dung trong năm sẽ giúp thực hiện được điều này. Cách tốt nhất để lập kế hoạch nội dung hấp dẫn cho cả năm là phân tích các đối thủ cạnh tranh đang thành công (lưu lượng truy cập cao, lượt chia sẻ và liên kết ngược) với các blog và bài báo đã xuất bản của họ. 

Ngoài ra, hãy sử dụng các từ khóa mô tả chiến lược để xem những bài báo nào xuất hiện trên Google. Những hành động này sẽ giúp bạn khơi nguồn cảm hứng cho chủ đề blog và xây dựng nội dung. Phủ sóng nội dung liên quan sẽ giúp website doanh nghiệp dẫn đầu trên các nền tảng tìm kiếm.

5. Đo lường và đánh giá trải nghiệm khách hàng

Cách tốt nhất để hiểu trải nghiệm người dùng là sử dụng công cụ PageSpeed ​​Insights để chạy đo lường miễn phí trang web của bạn. PageSpeed ​​Insights phân tích nội dung trang web của bạn và sau đó tạo ra các đề xuất để giúp website của bạn được tối ưu hơn. 

“Năm 2020, các chuyên gia khuyến nghị rằng tốc độ tải trang nên dưới ba giây. Nếu không, người dùng sẽ mất hứng thú và rời khỏi trang web trước khi họ nhấp vào trang đích.”

Bạn sẽ cần đảm bảo rằng, trang web của mình thân thiện với thiết bị di động, thân thiện với người dùng và tối ưu tốc độ truy cập web chỉ trong vòng khoảng ba giây, kể từ khi khách hàng nhấp vào liên kết đến trang web của bạn. Nếu bạn cần thực hiện nhanh điều này, sẽ có các giải pháp như giảm dung lượng ảnh, tối ưu kích thước.

3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua

3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua
3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua

Không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có thể tự đầu tư cho mình một team Marketing chuyên nghiệp với đầy đủ các phần content, SEO hay social. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý 3 vấn đề dưới đây trước khi thực hiện SEO riêng cho website của mình:

1. Phân biệt SEO và Google AdWords

Cả hai khái niệm này đều nằm trong công cụ tìm kiếm Google. Nói cho dễ hiểu, khi khách hàng search một từ khoá để tìm kiếm gì đó, thì trang bán hàng/ website của bạn sẽ thể hiện theo 2 cách:

  • Google AdWords: Đây là cách hiển thị trả phí, tức là bạn phải trả cho google một số tiền nhất định cho từ khoá đó để được hiển thị trên trang nhất bảng tìm kiếm.
  • SEO: Đây là thao tác giúp đẩy website của bạn trên công cụ tìm kiếm google một cách tự nhiên.

Bạn có thể tưởng tượng, google giống như một game online mà trong đó Google AdWords là những items bạn phải trả phí để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, giúp bạn đạt TOP nhanh trong thời gian ngắn. Còn SEO là cách cày level một cách tự nhiên, tuy tốn thời gian nhưng rất bền vững.

2. Từ khoá và cách chọn từ khoá

Nếu doanh nghiệp đang cần chạy SEO thì điểm quan trọng thứ 2 mà bạn cần lưu ý đó chính là tệp từ khoá bạn sử dụng. Nhiều doanh nghiệp rất dễ mắc sai lầm trong việc đề xuất những tệp từ khoá đã chứa Brand một cách máy móc.

Ví dụ: 

Doanh nghiệp về tã giấy X thường sẽ đề xuất list từ khoá chạy SEO như:  (1)

  • Tã giấy em bé X
  • Tán dán X
  • Tã X size XL

Trong đó, nhóm từ khoá mà khách hàng thường dùng sẽ là: (2)

  • Mua tã giấy nào tốt
  • Tã giấy tốt nhất cho bé
  • Tã cho trẻ sơ sinh

Nhóm này thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, và nếu chỉ tập trung nhóm từ khoá brand + công dụng ở nhóm (1) thì sẽ chỉ quanh quẩn với những người dùng ĐÃ là khách hàng của doanh nghiệp. Tức là, khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm và muốn tìm thêm thông tin.

Còn nhóm từ khoá (2) thì mang tính phổ thông, chung chung, dành cho những khách hàng vẫn đang đi tìm sản phẩm phù hợp – tức khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Vì thế, khi chọn một tệp từ khoá chạy SEO, hãy chọn những từ khoá mang tính phổ thông, đặt bản thân mình vào người dùng để chọn. Sau khi có bộ từ khoá chuẩn sát với tệp khách hàng của doanh nghiệp nhất hãy tiến hành việc tối ưu.

Mẹo nhỏ cho các doanh nghiệp: “Hãy để những người chuyên nghiệp làm việc họ giỏi nhất. Tức là thay vì phải suy nghĩ lựa chọn nhóm từ khoá như thế nào sát với khách hàng của mình. Doanh nghiệp có thể yêu cầu agency gởi list những từ khoá đề cử và duyệt lại trước khi chạy. Bởi vì chạy SEO là một mối quan hệ hợp tác lâu dài, các agency tự nhiên giúp bạn có được nhóm từ khoá mang lại hiệu quả tối ưu nhất!”

3. SEO cần thời gian mới thấy hiệu quả

Không như Google Adwords có thể đem đến khách hàng ngay trong ngày hoặc trong vài ngày. SEO cần một thời gian khá dài để thấy hiệu quả, chẳng hạn như cần ít nhất 5 đến 12 tháng để 1 từ khoá có mức độ cạnh tranh cao đạt TOP.

Như vậy, việc chạy SEO tốn thời gian dài là khá dễ hiểu. Tuy nhiên, điều này dễ làm các chủ doanh nghiệp hoang mang bởi chạy SEO luôn tốn một khoảng phí mà việc hiệu quả không phải lúc nào cũng thể hiện, nhất là ở phần thứ hạng (ranking).

Nhưng đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể theo dõi website của mình phát triển xuyên suốt quá trình chạy SEO. Sự phát triển này cũng giống như việc bạn nuôi một cái cây vậy. Mỗi ngày chúng sẽ lớn một ít, vì thế đừng chỉ nhìn vào ranking, hãy nhìn vào các chỉ số của website để thấy website đang tăng trưởng mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích, chính xác từ các chuyên gia tư vấn. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về SEO và những vấn đề xoay quanh tối ưu website, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí đến bạn!

3 lưu ý khi chạy SEO doanh nghiệp không nên bỏ qua
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.